Chính sách bán hàng

- Uy tín hơn 22 năm xây dựng và phát triển
- Sản phẩm chính hãng 100%
- Mua trả góp lãi suất 0%
- Bán hàng online toàn quốc
- Bảo hành chính hãng
- Bảo hành tận nơi cho doanh nghiệp
- Giá luôn cạnh tranh nhất thị trường

Chính sách giao hàng

- Giao hàng nhanh chóng
- Giao hàng trước trả tiền sau COD
- Miễn phí giao hàng (bán kính 20km)
- Giao hàng và lắp đặt từ 8h30 - 19h00 hàng ngày, từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.

Chọn theo tiêu chí
Bộ lọc

Thương hiệu

Loại ổ cứng

Dung lượng ổ cứng

Giá

Còn hàng

Sắp xếp theo
Giá cao - thấp
Giá thấp - cao
Khuyến mãi hot
Xem nhiều

Ngày nay, nhu cầu sử dụng máy tính ngày càng cao để xử lý nhiều tác vụ nặng dẫn đến việc nâng cấp phần cứng trở nên phổ biến hơn. Trên các diễn đàn, website mọi người thường khuyên bạn nên sử dụng ổ SSD hay HDD để máy tính trở nên nhanh hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ổ SSD là gì, chức năng và sự khác biết giữa 2 loại ổ cứng này ra sao. Hãy cùng Ben Computer tìm hiểu về ổ cứng SSD  là gì và so sánh giữa SSD và HDD nhé. 

Ổ CỨNG SSD LÀ GÌ?

SSD là viết tắt của từ "Solid Sate Drive", dịch theo tiếng việt là Ổ đĩa thể rắn, sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ, truyền tải dữ liệu với hiệu suất và độ bền cao. Ổ SSD thực hiện các công việc cùng chức năng như HDD, tuy nhiên thay vì được phủ 1 lớp từ trên mặt đĩa cứng thì trên SSD, dữ liệu được lưu trên các con chịp bộ nhớ flash kết hợp với nhau và giữ lại dữ liệu ngay cả lúc ổ không được cung cấp điện. Ổ HDD truyền thống với nhiều bộ phận cơ học như đầu tư, trục quay,...gặp rất nhiều rủi ro, nguy cơ và đôi khi khiến bạn mất hết dữ liệu vì những sự cố không mong muốn như rơi, va đập. 

Chính vì thế, SSD bền hơn nhiều so với HDD, sử dụng ít năng lương và đặc biệt là tốc độ SSD vượt trội hơn rất nhiều so với HDD. 

Ưu điểm của SSD

- Tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh: Sự khác nhau cực lớn của SSD và HDD chính là tốc độ. Với SSD thời gian để khởi động hệ điều hành, xử lý các tác vụ - ứng dụng cực nhanh. Điều này tăng hiệu suất làm việc của máy tính lên đáng kể. 

- Ít ồn hơn: HDD sẽ khá rung và có tiếng ồn khi lưu/xuất dữ liệu, ổ HDD thế hệ mới sẽ giảm được một phần về tiếng ồn. Trong khi đó,  ổ cứng SSD hoạt động cực kì mượt và yên lặng.

- Phân mảnh ổ cứng: do cấu trúc là mặt đĩa hình tròn, vì thế dữ liệu lớn và tập trung sẽ dễ lưu và truy cập hơn trên HDD, nếu dữ liệu nhỏ lẻ sẽ dễ bị phân mảnh và mất thời gian hơn (ổ đĩa quay), điều này không xuất hiện trên SSD do cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân vùng trên đó.

Phân loại SSD

SSD được chia thành các loại sau: 

- SSD 2.5 SATA

- SSD mSATA

- SSD M2 SATA

- SSD M2 PCIe

SSD 2.5 SATA

Đây là loại SSD có kích thước 2.5", dùng chung cổng giao diến SATA với HDD. Điều này giúp cho việc nâng cấp dễ dàng và tiết kiệm hơn.

SSD mSATA

SSD mSATA là chuẩn dạng thu nhỏ của SSD 2.5 inch SATA, về hình thức SSD mSATA có kích thước gần giống với Card Wifi trên laptop với kích thước phổ biến 50x30mm.

SSD M2 SATA

Tương tự như SSD 2.5 inch SATA III, SSD M.2 SATA vẫn sử dụng chuẩn giao tiếp dữ liệu SATA III nên tốc độ đọc - ghi dữ liệu ở giới hạn ở mức 6Gbps, tương đương 550MB/s.

Tuy nhiên, kích thước của SSD M.2 SATA III lại nhỏ gọn hơn so với SSD 2.5 inch SATA III, hình dáng chỉ tương tự như một thanh RAM máy tính thích hợp cho các dòng máy tính nhỏ gọn, nhẹ.

SSD M.2 PCIe

Ổ cứng SSD M.2 PCIe sử dụng tiêu chuẩn giao tiếp PCL Express với tốc độ đọc ghi lên đến 32 Gb/s (tương đương 4 GB/s), tức cao hơn rất nhiều lần so với SSD M2 SATA chỉ 550 MB/s.

 

 

facebook youtube number phone zalo Hôm nay mua gì