So sánh PC Gaming và PC Workstation – giống nhau và khác nhau

Hiện nay nhiều bạn trẻ vẫn đang nhầm lẫn giữa máy tính Gaming (PC Gaming) dành cho dân chơi game và máy tính dành cho dân thiết kế đồ họa (PC Workstation – để sử dụng Photoshop, CorelDraw, Illustrator,…) vì chúng đều có cấu hình khủng như nhau. Thực ra hai loại này có rất nhiều điểm khác nhau, mỗi loại có những chức năng chuyên biệt. Cùng tìm hiểu với Ben Computer nhé ! Ngoài ra BenComputer đang có chương trình khuyễn mãi ‘Lễ độc lập – Sập deal sốc‘, bạn hãy ghé qua để mua được với giá rẻ nhất.

Những điểm giống nhau giữa PC Gaming và PC đồ họa (PC Workstation)

PC Ben10 Gaming GG05/ B560/I7/16GB/240GB/GTX 1660

Ảnh: PC Ben10 Gaming – Một dòng máy bán chạy của Ben Computer

Chúng cùng là những bộ máy tính để bàn (desktop) hoặc máy tính xách tay (laptop) được thiết kế có cấu hình cao dựa trên từng yêu cầu sử dụng riêng và chủ yếu sử dụng trong một số lĩnh vực chuyên môn sâu như đồ họa, cơ khí, phim ảnh, âm thanh, nghiên cứu khoa học,… Các PC Workstation này đều có đặc điểm chung là bộ xử lý CPU mạnh mẽ, card đồ họa, dung lượng RAM và ổ cứng đều khủng hơn PC thông thường; nên có thể đạt hiệu suất vận hành rất cao. Ngoài ra các linh kiện đều đạt có chất lượng vượt trội, có độ ổn định và độ bền cao theo thời gian.

Sự khác nhau giữa PC Gaming và PC dành cho đồ họa (PC Workstation)

Sự khác biệt lớn nhất giữa PC Gaming và PC Workstation đầu tiên là mục đích sử dụng. PC Gaming thiên về giải trí và hướng đến đối tượng game thủ, còn PC Workstation hướng đến người dùng làm việc cường độ cao nên cần tính đa nhiệm cao, xử lý – tính toán khối lượng lớn thông tin. Tuy nhiên PC Gaming và PC Workstation có thể được build theo các chuẩn khác nhau. Có những PC Gaming có thể chuyển sang PC Workstation cho đồ họa và ngược lại. Quan trọng nhất là mức chi phí bỏ ra và mục đích sử dụng là gì.
PC Ben10 Gaming GG05/ B560/I7/16GB/240GB/GTX 1660PC HP Z6 G4 Workstation (Z3Y91AV)

Ảnh: PC HP Z6 G4 Workstation (Z3Y91AV) – 1 mẫu máy cấu hình khủng, giá hợp lý của Ben Computer

 

So sánh các thành phần chủ yếu của PC Gaming và PC Workstation

Bộ vi xử lý – CPU

Máy trạm PC Workstation sẽ được trang bị 1 CPU có nhiều nhân/luồng xử lý dữ liệu để giúp PC Workstation có thể xử lý đa nhiệm cho nhiều user cùng lúc. Với PC Gaming thì CPU không cần quá nhiều nhân, thông thường chỉ cần khoảng 4 nhân. Tuy nhiên, CPU của PC Workstation thường có tốc độ xử lý xung nhịp không cao như các CPU của PC Gaming. CPU tối ưu nhất cho PC Workstation hiện nay có tới 64 nhân/128 luồng xử lý xung nhịp đạt 4.3 GHz, trong khi đó CPU tối ưu nhất cho PC Gaming hiện nay có 10 nhân/20 luồng với tốc độ xung nhịp boost tối đa lên tới 5.3 GHz.
Bộ vi xử lý CPU AMD Ryzen Threadripper 3970X

Ảnh: Bộ vi xử lý CPU AMD Ryzen Threadripper 3970X – Ben Computer

Card đồ họa – GPU

Card đồ họa – GPU là linh kiện có sự khác biệt lớn nhất giữa PC Workstation và PC Gaming. GPU của PC Workstation thường có thông số cao hơn của PC Gaming, vì GPU của Workstation vừa hỗ trợ xử lý đồ họa, vừa hỗ trợ các tính toán đặc thù khác của các phần mềm chuyên dụng khác nhau. Một case PC Workstation có thể trang bị nhiều hơn 1 GPU rời. Còn đối với PC Gaming thì khác, các tinh chỉnh đều hướng đến người dùng chơi game và tương thích với nhiều tựa game phổ biến nhất có thể. Tất cả là để game thủ có trải nghiệm chơi game đỉnh cao nhất chứ không chú trọng tính hiệu quả trong làm việc như PC Workstation, do đó điều quan trọng nhất đối với 1 PC Gaming là 1 card đồ họa đủ tốt.
Card màn hình Gigabyte Nvidia Quadro RTX 8000 48GB GDDR6

Ảnh: Card màn hình Gigabyte Nvidia Quadro RTX 8000 48GB GDDR6 – Ben Computer

 

Bộ nhớ trong – Ram

Máy tính chơi game – PC Gaming chỉ cần Ram khoảng 8GB-16GB là có thể chơi mượt tất cả các trò game phổ biến. Nhưng PC Workstation thì cần dung lượng Ram lớn hơn để xử lý đa nhiệm, chuyên sâu. PC Workstation thường có Ram từ 16Gb, 32Gb, 64Gb, thậm chí 128Gb và hơn thế nữa. Đặc biệt, PC Workstation thường có 1 loại Ram gọi là ECC – Bộ nhớ sửa lỗi. Đây là loại RAM đặc biệt có nhiệm vụ ngăn chặn lỗi dữ liệu – từ đó cải thiện sự ổn định của các chương trình phần mềm. Các PC Gaming thì không cần RAM ECC – vì là hàng hiếm nên giá RAM ECC thường khá đắt.
Bộ nhớ trong máy chủ Ram Dell 64GB RDIMM 2933MHz

Ảnh: Bộ nhớ trong máy chủ Ram Dell 64GB RDIMM 2933MHz – Ben Computer

Bo mạch chủ – Mainboard

Do PC Workstation và PC Gaming có nhiều yếu tố khác nhau về CPU – RAM và Card đồ họa nên bo mạch chủ – Mainboard của 2 loại cũng sẽ khác nhau. Mainboard giành cho PC Workstation thường lớn hơn mainboard của PC Gaming.
Bo mạch chủ mainboard Asus ROG Maximus XIII Extreme Glacial

Ảnh: Bo mạch chủ mainboard Asus ROG Maximus XIII Extreme Glacial – Ben Computer

 
  Trên đây là sơ bộ những điểm giống nhau và khác nhau giữa máy tính dành cho đồ họa (PC Workstation) và máy tính cho chơi game (PC Gaming). Để sở hữu PC Workstation và PC Gaming chất lượng với giá hợp lý, xin mời bạn liên hệ ngay với BEN Computer nhé !

Link tham khảo:

Các dòng máy tính để bàn của BEN Computer Các sản phẩm đang khuyến mại giảm giá sâu Trân trọng !