Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì? Đây là câu hỏi được đặt ra rất nhiều khi nhắc đến khái niệm bit trong máy tính. Khái niệm bit hay dãy bit được biết đến trong chương trình Tin học lớp 6. Với những người mới tiếp cận với tin học thì đây là một thuật ngữ xa lạ và khó hiểu đặc biệt người học cũng mông lung về chức năng của dãy bit trong máy tính. Để trả lời cho câu hỏi:” Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì?”, hãy cùng Ben tham khảo ngay bài viết này nhé.
Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì?
TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Dãy bit là gì?
Trước tiên, muốn biết máy tính sử dụng dãy bit để làm gì thì các bạn cần hiểu dãy bit là gì.
Bit là viết tắt của Binary digit, là đơn vị bé nhất dùng để đo lượng thông tin có trong một hệ thống nào đó, dung lượng của một bộ nhớ bất kỳ như: RAM, ROM, USB,…. Mỗi bit tương ứng với một chữ số nhị phân 0 hoặc 1.
Dãy bit hay còn có cách gọi khác là dãy nhị phân, là một dãy các chữ số 0 và 1. Dãy bit có thể hiểu như một ngôn ngữ trong lập trình, đó là ngôn ngữ riêng mà máy tính đọc hiểu được.
Dãy bit là gì?
2. Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì?
Vì sao dữ liệu trong máy tính được chuyển đổi thành dãy bit? Chắc hẳn bạn rất tò mò với câu hỏi này đúng không.
Như đã nói qua ở trên, dãy bit được xem là một ngôn ngữ riêng trong lập trình. Bởi, đối với những chữ cái, ký tự thông thường, máy tính sẽ không thể hiểu được. Muốn máy tính hiểu được các thông tin đó, bắt buộc phải có một quy trình chuyển hóa các thông tin thành dãy số bao gồm các số 0 và 1. Mỗi ký tự các bạn nhìn thấy và đọc hiểu sẽ tương ứng với một chữ số nhị phân 0 hoặc 1.
Bởi vậy, máy tính sử dụng dãy bit để biểu diễn thông tin. Các thông tin ở đây bao gồm: Ký tự, giá trị của các con số, văn bản, âm thanh, hình ảnh,…
Ví dụ: Dãy “1001000110100101000001010011111010111001010100000” là một cách biểu thị của cụm “HI sue “.
Ví dụ về dãy bit biểu diễn thông tin
Kết luận: Hy vọng với những thông tin mà Ben Computer cung cấp ở trên đây đã giúp bạn hiểu rõ: Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì?. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp kỹ hơn, hãy comment xuống phía dưới để cùng Ben Computer tìm hiểu nhé!