Sự tiếp xúc giữa CPU (bộ phan xử lý trung tâm)/GPU (bộ xử lý đồ họa) và miếng tản nhiệt là không hoàn toàn, chúng xuất hiện những khe nhỏ, có không khí. Mà không khí là chất dẫn nhiệt kém nên việc bôi keo tản nhiệt là một phần rất quan trọng giúp CPU “dễ chịu” hơn, phân tán nhiệt, hoạt động ổn định hơn. Nhưng bôi keo thế nào cho đúng, sai có thể “toang” luôn bo mạch chủ. Cùng Ben tìm hiểu về keo tản nhiệt và cách bôi keo nhé!
Keo tản nhiệt là một hợp chất đặc biệt, có tính dẫn nhiệt tốt. Hợp chất này sẽ được bôi vào giữa CPU và phiến tản nhiệt nhằm đảm bảo chắc chắn rằng không có không khí xen giữa hai bộ phận, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt từ CPU ra ngoài.
Các loại keo tản nhiệt
Chúng ta có thể chia ra thành 2 loại keo: keo không dẫn điện và có khả năng dẫn điện.
Keo tản nhiệt có khả năng dẫn điện là loại keo có chứa hợp chất kim loại. Kim loại là một chất dẫn nhiệt tốt và dẫn điện tốt không kém. Nếu bạn lỡ tay làm tràn keo ra ngoài và dính vào các chân socket hay mainboard thì có thể gây ra chập mạch, dẫn đến hư hỏng linh kiện. Nhưng ngày nay nhiều hãng đã cải tiến cấu trúc cách điện, không cho dòng điện đi qua.
Keo không có khả năng dẫn điện thì sẽ không chứa hợp chất kim loại (như keo gốc gốm, silicon, keo tản nhiệt carbon). Hoàn toàn cách điện và cực kỳ an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, các loại keo tản nhiệt này sẽ dẫn nhiệt kém hơn so với loại keo có chứa hợp chất kim loại. Dẫn đến CPU của bạn sẽ có khả năng nóng hơn vài độ, nhưng đây cũng không phải vấn đề gì nghiêm trọng nếu như bạn không sử dụng CPU để ép xung hay chạy các phần mềm đòi hỏi hiệu năng cao.
Đặc biệt nếu là kim loại lỏng, chúng dẫn nhiệt (giảm 8-10 độ), dẫn điện rất tốt nhưng chúng có đặc tính ăn mòn nhôm nên bạn không nên dùng loại keo này cho heatsink làm từ nhôm. Cẩn thận khi bôi keo, nếu dính ra linh kiện khác sẽ bị hỏng.
Dấu hiệu keo tản nhiệt bị khô
Dấu hiệu dễ thấy nhất là máy tính của bạn dễ bị nóng trong quá trình sử dụng. Bạn có thể sử dụng phần mềm kiểm tra nhiệt độ của CPU. Nếu sử dụng những tác vụ quá nặng CPU nóng lên rất nhanh có thể lên đến 85-90 độ dẫn đến hiện tượng bị treo máy, sập nguồn, tệ hơn là cháy CPU.
Tại sao bạn cần dùng keo tản nhiệt
Vì giữa hai bề mặt tiếp xúc CPU và miếng tản nhiệt luôn luôn tồn tại một khe hở (không nhìn thấy bằng mắt thường), tồn tại không khí, nhiệt tỏa ra từ chip sẽ không sang hoàn toàn được phiến tản nhiệt. Lúc này keo tản nhiệt phát huy tác dụng, chúng sẽ lấp đầy các khe hở đó, dẫn nhiệt tốt.
Nếu không có chất dẫn nhiệt này, CPU có thể chạy với nhiệt độ tăng, nó trở lên quá nóng sẽ gây ra hiện tượng CPU buộc phải chạy chậm, giảm hiệu suất hoạt động, có thể bị treo máy, sập nguồn.
Bao lâu thì nên thay keo tản nhiệt
Bạn không cần phải bôi lại keo tản nhiệt nhiều hơn 1 lần trong vài năm. Nhưng khi di chuyển chip hoặc thay đổi vì bất cứ lý do gì bạn sẽ cần phải thay kem tản nhiệt. Hoặc nhận thấy nhiệt độ CPU tăng cao, sử dụng trong thời gian dài cần phải có biện pháp làm mát hãy thay kem tản nhiệt.
Hướng dẫn cách bôi keo
1. Vệ sinh bề mặt chip
Hầu hết các bộ vi xử lý đều cần sử dụng một giải pháp tản nhiệt nào đó để có thể hoạt động với hiệu suất cao nhất. Đa số mỗi bộ tản nhiệt Khi bạn sử dụng lâu keo sẽ bị khô, hãy lau thật sạch lớp keo cũ trên bề mặt bằng rượu isopropyl và vải vi sợi hoặc khăn giấy không bụi, sau đó để khô trước khi tiếp tục. Tiếp tục làm như vậy với phiến tản nhiệt đảm bảo lớp keo cũ được loại bỏ hết.
2. Bôi lớp keo tản nhiệt mới
Trước khi bắt đầu bôi keo tản nhiệt, đảm bảo chuẩn bị sẵn các bộ phận còn lại của bộ tản nhiệt CPU để lắp đặt. Tham khảo hướng dẫn, đảm bảo hoàn thành từng bước cho đến khi gắn bộ tản nhiệt CPU. Đồng thời, đảm bảo bạn có sẵn các công cụ cần thiết kế bên mình.
Bôi keo tản nhiệt theo 3 cách:
- Lấy một lượng nhỏ bằng hạt đậu: Cho 1 lượng nhỏ keo tản nhiệt bằng hạt đậu vào giữa CPU rồi lắp tản nhiệt đè lên.
- Bôi hình chữ X: Cho 1 lượng nhỏ keo tản nhiệt thành 1 hình chữ X vào giữa CPU rồi lắp tản nhiệt đè lên.
- Cách bôi theo đường thẳng: Cho 1 lượng nhỏ keo tản nhiệt thành 1 đường thẳng vào giữa CPU rồi lắp tản nhiệt đè lên. Tuy nhiên bôi theo cách này lượng keo có khả năng cao sẽ bị tràn ra ngoài.
Sau khi bôi xong dùng lực nhẹ, ấn từ trên xuống để gắn bệ hoặc tản nhiệt nước của bộ tản nhiệt vào CPU. Sau đó, duy trì lực này trong khi gắn bộ tản nhiệt vào cơ cấu gắn. Bạn cần dùng lực vừa đủ để bộ tản nhiệt không bị trượt, cũng như để phân bố đều keo tản nhiệt, nhưng không nên đẩy mạnh vì có thể làm cong bo mạch chủ hoặc làm hỏng CPU. Đảm bảo bộ tản nhiệt nằm đúng vị trí khi gắn vào bo mạch chủ theo đường chéo, vặn chặt vít (nếu bạn sử dụng cơ cấu vít) như thể bạn đang vẽ chữ “X”. Không nên vặn vít chặt hết cỡ cho đến khi bạn bắt hết cả 4 vít, sau đó vặn từng vít vài lần trước khi vặn vít khác để đảm bảo lực nén đều đặn.
Bạn có thể dùng dụng cụ đi kem như 1 cái xẻng nhỏ để trải đều kem lên chíp. Tránh bôi kem quá nhiều, như đã nói ở phần đầu, bôi quá nhiều bị tràn ra ngoài có thể ảnh hưởng đến linh kiện trong máy, hỏng bo mạch chủ (mainboard).
Hãy cẩn thận khi tháo lắp CPU, chân của socket nó mỏng manh, 1 lần duy nhất thả chip vào socket chuẩn là tốt . Thả vào socket ko đúng gỡ ra gắn vào dễ làm cong chân hoặc gãy chân của socket rất là tệ.
Tham khảo các cách bôi keo tản nhiệt khác trong video dưới đây: