Bộ nhớ trong là một bộ phận rất quan trọng cho hầu hết các hoạt động trên máy tính của bạn. Vậy bạn hiểu thế nào về bộ nhớ trong? Thành phần, chức năng của chúng là gì? Hãy cùng BenComputer tìm hiểu nhé!
TÓM TẮT NỘI DUNG
Bộ nhớ trong là gì?
Bộ nhớ trong hay còn được gọi là bộ nhớ chính, được biết đến là một thành phần vật lý khá quan trong nằm trong máy tính. Nó giúp lưu trữ và xử lý được tất cả các chương trình hay những ứng dụng đang hoạt động trên máy tính. Bộ nhớ này không thể tách được ra khỏi máy tính. Có thể dễ dàng truy cập từ hệ thống mà không cần dùng đến bất cứ thiết bị đầu vào hay đầu ra nào.
Thành phần của bộ nhớ trong
Khi nhắc đến bộ nhớ trong, ta thường đề cập đến hai thành phần chính của nó là RAM và ROM. Ngoài ra còn có bộ nhớ đệm (Cache).
RAM (Random Access Memory)
RAM là gì?
RAM là bộ nhớ chính, một bộ nhớ khả biến cho phép truy xuất đọc-ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ nhớ. Nó giúp lưu trữ dữ liệu tạm thời và chúng sẽ mất đi khi nguồn điện cung cấp bị ngắt (tắt máy hoặc mất điện).
Khi bạn mở bất kỳ ứng dụng nào trên máy thì CPU sẽ truy xuất dữ liệu từ ổ đĩa cứng và lưu tạm thời trên RAM. Bởi vì những ứng dụng của chương trình khi muốn hoạt động ở trên máy tính đều phải dựa vào bộ nhớ trong và cụ thể hơn là RAM. Do đó, máy tính nào có lượng RAM lớn thì tốc độ xử lý sẽ nhanh hơn, tránh được tình trạng giật lag khi mở nhiều chương trình cùng lúc.
RAM nằm ở đâu?
Nếu bạn đã từng lắp ráp máy, tháo máy ra thì bạn sẽ nhìn thấy thanh RAM có dạng hình chữ nhật được đặt ở khe cắm trên bo mạch chủ.
Hiện nay, máy tính rất hiện đại, nhiều loại thường có nhiều hơn 1 khe cắm Ram, giúp linh hoạt trong việc nâng cấp, tăng dung lượng bộ nhớ, hệ thống sẽ chạy mượt hơn, tốc độ hơn.
Cơ chế hoạt động
Phân loại RAM
DRAM (Dynamic Random Access Memory) hay còn gọi là bộ nhớ động. Dữ liệu ở bộ nhớ này sẽ dần bị mất và cần được nạp lại theo một chu kỳ nhất định.
SRAM (Static Random Access Memory) hay gọi là bộ nhỡ tĩnh, bộ nhớ lưu trữ dữ liệu nhanh cho việc khởi động máy tính. Khác với RAM động, SRAM có thể lưu trữ dữ liệu miễn là còn nguồn điện cung cấp. Bộ nhớ này nhanh hơn DRAM.
Các chuẩn tốc độ RAM phổ biến hiện nay
- DDR3 ra đời năm 2007, thay thế cho DDR, DDR2. Có tốc độ bus trong khoảng 800 – 2133MHz, sử dụng điện áp 1.5V, kích thước dung lượng khá nhỏ, tối đa 16GB. Dường như hiện này các máy tính không còn sử dụng phổ biến DDR3 nữa thay thế vào đó là DDR4 tốt hơn.
- DDR4 ra đời năm 2014, được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Nó có tốc độ Bus lớn từ 1600 – 4266MHz, thậm chí còn có tốc độ siêu cao lên đến 4800MHz. Dung lượng tối đa trên mỗi thanh DDR4 cao hơn rất nhiều so với RAM DDR3, có thể chứa lên đến 512GB. Tiêu thụ điện năng ít hơn khoảng 1.2V cho mỗi mô-đun.
- DDR5 được chính thức đưa vào thị trường năm 2020, kế thừa và phát triển của dòng DDR4 với những tính năng vượt trội hơn. Tốc độ nhanh hơn, nâng cấp gấp đôi băng thông và giảm năng lượng điện năng tiêu thụ.
Nguyên lý hoạt động
Bộ nhớ RAM dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển, truy cập, và sử dụng dữ liệu. Lúc này CPU chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào RAM để lưu trữ tạm thời, các vùng nhớ đã chiếm chỗ trên RAM sẽ được trả lại khi người dùng tắt ứng dụng hoặc tắt máy.
Bộ nhớ ROM (Read Only Memory)
ROM là gì?
Một loại bộ nhớ trong với chức năng chỉ được đọc, dữ liệu đã được ghi vào từ trước và chứa những chương trình giúp máy tính có thể dễ dàng khởi động. ROM có chứa thông tin bảo mật như BIOS, bo mạch chủ máy tính.
Bộ nhớ này là một phần khá quan trọng của bộ nhớ trong bởi máy tính có khởi động được hay không là nhờ vào thiết bị này. ROM khác hẳn so với RAM, dữ liệu sẽ không bị mất khi bạn tắt máy, chỉ có thể đọc mà không thể thay đổi và sửa chữa.
ROM thường được ứng dụng trong хâу dựng file hệ thống ᴠà cho hệ điều hành Android.
ROM nằm ở đâu trong máy tính?
Trên máy tính: ROM nằm bên trong thùng máу, thường nằm trong CPU. ROM có ᴠai trò là bộ nhớ đệm nhanh giúp tăng tốc độ truу хuất dữ liệu.
Trên điện thoại: ROM có thể hiểu như là phân ᴠùng bí mật để lưu trữ hệ điều hành, người dùng không thể ghi dữ liệu lên ROM, nhưng hệ thống có thể ghi đè lên ROM khi cập nhật.
Phân loại ROM
PROM (Programmable Read Only Memory) là một loại ROM có thể chứa nội dung bộ nhớ cụ thể, nó được lập trình một lần duy nhất bằng phương pháp hàn cứng. Nó có giá thành rất rẻ và độ bền lưu trữ cao.
EPROM là loại ROM có thể dễ dàng tiến hành xóa dữ liệu với lập trình bằng tia cực tím. Nó có độ bền lưu trữ không cao và giá đắt hơn so với PROM.
EEPROM là loại ROM đã được chế tạo chính bởi công nghệ bán dẫn. EEPROM có thể được xóa và lập trình lại bằng điện.
Bộ nhớ đệm (Cache Memory)
Bộ nhớ Cache (Bộ nhớ đệm của CPU) là một thành phần của bộ nhớ trong, nó đóng vai trò là một nơi lưu trữ tạm thời những lệnh mà CPU cần xử lý (Lệnh này bao gồm tất cả các thao tác mà bạn thường hay sử dụng trên máy tính, soạn thảo, chơi game, các tác vụ khác,..). Những lệnh này sẽ xếp hàng với nhau chờ được xử lý. Vì vậy, bộ nhớ đệm càng lớn thì sẽ chứa được nhiều lệnh hơn nhờ đó giúp rút ngắn thời gian chờ và tăng hiệu suất làm việc của CPU.
Bộ nhớ đệm là một dạng SRAM, còn thanh RAM trên bo mạch chủ là DRAM có tốc độ chậm hơn so với DRAM.
Bộ nhớ đệm giúp máy tính có thể xử lý nhanh hơn nhưng nếu bạn để lâu ngày mà không xóa chúng đi sẽ làm tăng lượng file rác không cần đến và giảm hiệu suất máy tính. Tuy không nên làm quá thường xuyên nhưng thỉnh thoảng bạn cũng cần dọn dẹp bộ nhớ này nếu cần thiết.
Trên đây là một số thông tin về bộ nhớ trong của máy tính. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bộ nhớ trong, các loại biến cũng như là vị trí, chức năng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm về Bộ nhớ trong RAM tại đây