ChatGPT là công cụ gì? Dùng ChatGPT vào những việc gì? 1 số hạn chế?

Thời gian qua, sự xuất hiện của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên ChatGPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) – một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển đã làm giới công nghệ quan tâm dùng thử. Điểm đặc biệt của công cụ này là kho kiến thức mà ChatGPT đã học được trong một thời gian dài để hoàn thiện.

chatbot ChatGPT

Công cụ thông minh nhất thế giới

Được biết, ứng dụng Chat GPT (chatbot) được mệnh danh là trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh nhất thế giới. Công cụ này có thể trò chuyện, trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà bạn đưa ra, bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì. Khi Chat GPT ra mắt, người sử dụng muốn tra cứu đã bắt đầu trò chuyện với công cụ này thay vì tìm kiếm thông tin trên google. Với sự hiểu biết trong nhiều lĩnh vực, các câu hỏi thắc mắc của người sử dụng đã được trả lời chỉ sau vài giây.

Hiện nay, số người dùng công cụ Chat GPT do OpenAI phát triển được cho là cán mốc 100 triệu người/tháng, chỉ 2 tháng sau khi phần mềm trí tuệ nhân tạo này được ra mắt, khiến đây trở thành ứng dụng cho người dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Theo thống kê của Sensor Tower cho thấy nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok cần 9 tháng sau khi phát hành toàn cầu để đạt 100 triệu người dùng, trong khi Instagram mất tới 2,5 năm, còn ứng dụng dịch Google Translate là 6,5 năm.

Chat GPT là ứng dụng AI được phát triển từ mô hình GPT-3.5 của công ty khởi nghiệp công ty OpenAI, được đào tạo để đưa ra câu trả lời giống một cuộc trò chuyện với người thật. Dù hoạt động miễn phí, người sử dụng cần có tài khoản trên nền tảng của OpenAI. Dịch vụ chưa hỗ trợ mở tài khoản ở Việt Nam. Người dùng trong nước muốn trải nghiệm phải sử dụng mạng riêng ảo (VPN), thuê số điện thoại nước ngoài với giá khoảng vài USD, dùng thẻ thanh toán quốc tế để đăng ký, hoặc mua tài khoản từ người khác.

ChatGPT

Có phải một bước ngoặt về công nghệ?

Việc Chat GPT ra mắt hồi tháng 11-2022 hoàn toàn có khả năng sẽ được ghi nhớ như một bước ngoặt trong việc giới thiệu một làn sóng trí tuệ nhân tạo mới tới công chúng rộng rãi hơn. Điều chưa rõ là liệu Chat GPT có thực sự là một bước đột phá hay không khi một số nhà khoa học chỉ trích gọi đây là một động thái truyền thông xuất sắc đã giúp công ty OpenAI thu được hàng tỷ USD đầu tư từ Microsoft.

Nhà khoa học AI tại Meta Yann LeCun, nhà khoa học AI tại Meta và giáo sư tại Đại học New York cho rằng: Chat GPT không phải là một tiến bộ khoa học đặc biệt thú vị và gọi ứng dụng này là “bản thử nghiệm hào nhoáng” do các kỹ sư xây dựng. Trong khi đó, chuyên gia Haomiao Huang của Kleiner Perkins, công ty đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon, cảnh báo trên trang tin công nghệ Ars Technica: Khi làm việc với các mô hình AI này, bạn phải nhớ rằng chúng là máy đánh bạc chứ không phải máy tính. Còn Jason Davis, giáo sư nghiên cứu tại Đại học Syracuse, khẳng định cuộc cách mạng thực sự chính là tạo ra cuộc trò chuyện như giữa người với người. Davis nói: Mô hình đó rất quen thuộc, nó giống như một cuộc trò chuyện và giống như việc đưa ra một yêu cầu tìm kiếm trên google.

Thành công của Chat GPT thậm chí còn gây sốc cho những người tạo ra nó tại OpenAI, công ty đã nhận được hàng tỷ USD tài trợ mới từ Microsoft vào tháng 1-2023. Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman cho biết trong một cuộc phỏng vấn với bản tin StrictlyVC: “Với mức độ tác động kinh tế mà chúng tôi mong đợi ở đây, một sự thay đổi từ từ sẽ tốt hơn. Chúng tôi đã ra mắt GPT-3 gần ba năm trước… vì vậy, bản cập nhật từ GPT-3 lên Chat GPT lẽ ra phải có thể đoán trước được và tôi muốn xem xét kỹ hơn về lý do tại sao tôi lại tính toán sai về điều đó”.

Hiện nay, tất cả mọi người trên thế giới đều đang chờ đợi để cảm nhận sự gián đoạn do Chat GPT gây ra. Chat GPT hiện được phát hành miễn phí. Ngày 2-2, OpenAI tung ra gói đăng ký 20 USD/tháng cho phiên bản Chat GPT Plus, cung cấp cho người dùng dịch vụ ổn định hơn, nhanh hơn cùng các tính năng tiên tiến so với bản miễn phí.

Các chuyên gia công nghệ cho rằng, Chat GPT sẽ giúp OpenAI giành được lợi thế đi đầu trước những công ty phát triển AI khác. Lượng người dùng ngày càng tăng sẽ đem lại phản hồi giá trị để giúp nâng cấp chatbot này. Tuy nhiên, công cụ này cũng đặt ra nhiều vấn đề về nguy cơ thông tin sai lệch và gian lận về học vấn. Mặc dù thông tin chi tiết còn chưa nhiều, nhưng hầu hết đều cho rằng các khả năng giống như Chat GPT sẽ xuất hiện trên công cụ tìm kiếm Bing và trong bộ Office của Microsoft.

Ai là người tạo ra ChatGPT?

ChatGPT được tạo bởi công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI có trụ sở tại San Francisco. Công ty đã ra mắt ChatGPT vào ngày 30 tháng 11 năm 2022. Nếu tên của công ty có vẻ quen thuộc, thì đó là vì OpenAI cũng chịu trách nhiệm tạo DALL•E – một mô hình tạo tác phẩm nghệ thuật AI phổ biến và Whisper – một hệ thống nhận dạng giọng nói tự động. Chủ nhân của “siêu trí tuệ AI” chính là CEO của OpenAI – ông Sam Altman là người đồng sáng lập và phát triển ChatGPT. Sau đó, Microsoft là đối tác và nhà đầu tư với số tiền 1 tỷ đô la. Họ đã cùng nhau phát triển Nền tảng Azure AI.

OpentAI

Đánh giá của người dùng về ChatGPT tại Việt Nam

Gần đây, lướt facebook có thể dễ dàng bắt gặp hàng loạt các bài viết trên các group công nghệ, marketing… bàn luận rôm rả về công cụ ChatGPT. Điều này cho thấy sức hút từ ChatGPT là điều không thể bàn cãi.

Hiện nay, vì nhà phát triển không hỗ trợ sử dụng công cụ này tại Việt Nam vậy nên để thử mức độ thông minh của công cụ AI này, đã có rất nhiều người dùng Việt tìm cách fake IP sang các nước khác.

Dưới đây là một số câu trả lời của ChatGPT khi được người dùng tại Việt Nam đặt câu hỏi:

Phan hoi ve ChatGPT 2
ChatGPT trả lời câu hỏi một cách rõ ràng

Bài viết liên quan: ChatGPT là gì, 1 số chức năng?

Tuy nhiên, ChatGPT cũng vẫn còn tồn tại một sô hạn chế. Các dữ liệu data của nó chỉ được cập nhật tới năm 2021 nên những dữ liệu năm 2022 nó sẽ không trả lời được. Và một số hạn chế khác.

  • Không trả lời những câu hỏi có nội dung độc hại

ChatGPT được lập trình đặc biệt để không cung cấp các phản hồi độc hại hoặc không có ích cho người dùng. Vì vậy, nếu bạn đặt những câu hỏi mang những nội dung độc hại, bạn sẽ không nhận được câu trả lời.

  • Chất lượng câu trả lời phụ thuộc vào chất lượng câu hỏi đầu vào

Một hạn chế quan trọng của ChatGPT là chất lượng của câu trả lời đầu ra phụ thuộc vào chất lượng câu hỏi đầu vào. Nói cách khác, ChatGPT không thể trả lời các câu hỏi được diễn đạt không rõ ràng. Vậy nên, công cụ này sẽ yêu cầu người dùng phải diễn đạt lại để có thể hiểu câu hỏi đầu vào để tạo ra câu trả lời tốt hơn.

  • Câu trả lời không phải lúc nào cũng đúng

Một hạn chế khác là vì nó đôi khi cung cấp câu trả lời có kết quả không chính xác hoặc quá dài dòng.

Stack Overflow nhận nhiều phản hồi của người dùng về vấn đề này. Điều này đã khiến trang web Q & A của nhà phát triển StackOverflow tạm thời cấm các câu trả lời do ChatGPT tạo ra. Nội dung thông báo như sau:

“Đây là một chính sách tạm thời nhằm hạn chế sự xuất hiện của các câu trả lời và nội dung được tạo ra bằng ChatGPT… Vấn đề chính là mặc dù các câu trả lời mà ChatGPT tạo ra có tỷ lệ sai cao, nhưng chúng có các cảnh báo kèm theo cho người dùng chẳng hạn như câu “có vẻ như”, “có thể” …”

Trải nghiệm của người kiểm duyệt Stack Overflow với các câu trả lời ChatGPT sai, nhưng có vẻ đây chính là điều mà OpenAI, nhà sản xuất đã nhận thấy được và họ cũng đã đưa ra cảnh báo trong thông báo trước đó.