Nếu máy tính của các bạn thường xuyên gặp trục trặc và xảy ra lỗi trong quá trình sử dụng thì có lẽ không còn xa lạ gì với khái niệm BIOS. Vì hầu hết trong những bài viết hướng dẫn cách khắc phục sự cố đều có nhắc đến từ này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn hoang mang về khái niệm này, vậy BIOS là gì và BIOS có chức năng gì, hãy cùng tìm hiểu với Ben Computer ở bài viết này nhé!
1/ BIOS là gì?
BIOS là từ viết tắt của cụm từ Basic Input Output System, dịch ra tiếng việt có nghĩa là hệ thống đầu vào, đầu ra cơ bản. BIOS có thể nói là một phần không thể thiếu của máy tính. Nó là một chương trình được tích hợp cùng với ổ cứng của máy tính. BIOS được lưu trữ trong chip bộ nhớ nhỏ trên bo mạch chủ. Chương trình này cho phép các bạn truy cập và thiết lập toàn bộ hệ thống của máy tính ở mức cơ bản nhất.
Khi các bạn bắt đầu khởi động máy, BIOS chính là chương trình được máy sử dụng đầu tiên. Hiểu một cách đơn giản, BIOS chính là một chương trình tiền hệ điều hành. BIOS chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả những thứ cơ bản trong máy tính như dung lượng bộ nhớ và bộ vi xử lý; các ổ đĩa; trao đổi với màn hình, chuột,… Điều đó có nghĩa, BIOS giúp máy tính khởi động toàn bộ hệ thống và tiến hành kiểm tra những cấu hình, các thiết bị ngoại vi cơ bản để có thể tạo tiền đề cho hệ điều hành bắt đầu hoạt động. Nếu như mở máy BIOS kiểm tra hệ thống không đủ tiêu chuẩn hoặc gặp trục trặc, các bạn sẽ thấy thông báo cùng tiếng bíp cho biết máy tính đang có vấn đề.
Tùy vào từng máy sẽ có một phiên bản BIOS khác nhau vì có nhiều công ty sản xuất BIOS. Nếu các bạn muốn xác nhận máy tính có phiên bản BIOS nào thì có thể tham khảo thêm cách xác định phiên bản BIOS ở trên mạng.
2/ Chức năng cơ bản của BIOS là gì?
Có thể với những thông tin ở trên đây bạn đã hiểu được BIOS là gì? Vậy thì BIOS có những chức năng như thế nào?
Nếu nhắc tới chức năng của BIOS, có thể liệt kê bốn chức năng cơ bản nhất dưới đây:
- Bootstrap Loader: làm tiền đề và xác định hệ điều hành. Khi BIOS xác định được hệ điều hành đã được cài đặt trong máy, nó sẽ nhượng quyền điều khiển máy tính cho hệ điều hành đó.
- POST: chịu trách nhiệm kiểm tra và rà soát lại hệ thống máy tính khi mới khởi động. Chức năng này có tác dụng kịp thời phát hiện lỗi nếu có và đảm bảo quá trình hoạt động của máy tính không gặp phải vấn đề phức tạp.
- Thiết lập BIOS hoặc CMOS: chức năng này của BIOS có nghĩa là hỗ trợ các bạn xác định cấu hình cài đặt của phần cứng bao gồm những cài đặt như: thời gian ngày giờ, mật khẩu của máy tính,…
- Chức năng cuối cùng là trình điều khiển BIOS: với chức năng này, BIOS sẽ giúp máy tính có thể kiểm soát được những hoạt động cơ bản đối với phần cứng trên máy tính của bạn.
Như vậy, có thể thấy BIOS là một chương trình rất quan trọng trong một máy tính. Khi máy tính có vấn đề thì sẽ cần các bạn truy cập vào BIOS. Khi mở BIOS, các bạn có thể thay đổi nhiều thiết lập có trong BIOS. Nếu như chưa biết cách để mở BIOS và muốn tìm hiểu kỹ hơn những thiết lập có thể thay đổi trên BIOS, các bạn có thể tham khảo tại các bài viết khác, có rất nhiều tài liệu trình bày về phần này.
Kết luận: Trên đây, Ben Computer đã trình bày BIOS là gì và những chức năng cơ bản của BIOS. Nếu các bạn muốn bổ sung hoặc có thắc mắc gì về bài viết trên, hãy comment xuống phía dưới để chia sẻ cùng Ben Computer nhé!