Công nghệ blockchain được gọi là bước tiến cách mạng trong thời đại công nghệ số hóa. Vậy blockchain là gì? Đặc điểm và ứng dụng của chúng trong đời sống như thế nào?
TÓM TẮT NỘI DUNG
I/ Blockchain là gì?
Blockchain được hiểu như hệ thống truyền tải và bảo mật thông tin an toàn tuyệt đối.
Chúng có kết cấu khá giống với sổ cái kế toán, hệ thống đã được mã hóa, khối thông tin sau có kết nối mật thiết với khối trước đó. Chúng chứa toàn bộ thông tin từ khi nhập kho, vận chuyển, giao nhận hàng để doanh nghiệp quản lý dễ dàng nhất.
Blockchain hoàn toàn được xử lý bằng máy móc hiện đại, tự động. Do đó việc gian lận, thay đổi dữ liệu không thể xảy ra.
Hệ thống blockchain có 3 loại chính:
- Public: Người dùng có khả năng ghi chép, chỉnh sửa dữ liệu nhập vào khối thông tin. Bất kì ai có tài khoản đều được share quyền lợi này. Tuy nhiên, quá trình xác thực giao dịch blockchain sẽ diễn ra rất lâu bởi chúng cần nhiều nút tham gia.
- Private: Ở chế độ riêng tư, người dùng chỉ được phép đọc thông tin. Giao dịch diễn ra nhanh bởi hệ thống chỉ đòi hỏi 1 số ít nút tham gia.
- Permissioned: Cũng là 1 dạng private nhưng người dùng được cung cấp 1 số tính năng đặc quyền khác tùy thuộc bên thứ 3 cung cấp.
Hiện nay, blockchain đã và đang được phát triển dựa trên nhu cầu của người dùng. Để hiểu rõ blockchain là gì, bạn cần hiểu các phiên bản mà hệ thống này đang cho ra mắt:
- Blockchain 1.0: Tiền tệ và thanh toán.
- Blockchain 2.0: Tài chính và thị trường.
- Blockchain 3.0: Thiết kế và giám sát hoạt động.
II/ Tìm hiểu đặc điểm của blockchain
Blockchain sở hữu những đặc điểm tuyệt vời để trở thành 1 trong chuỗi công nghệ thúc đẩy ngày số hóa toàn cầu:
- Hệ thống ghi chép khối dữ liệu không thể làm giả. Công nghệ chỉ biến mất nếu Internet toàn cầu không còn nữa.
- Tính bất biến của blockchain giúp doanh nghiệp không lo mất dữ liệu. Mọi nhập liệu gần như không thể chỉnh sửa và chúng được lưu mãi mãi.
- An toàn, bảo mật cao nhờ hệ thống mã hóa chặt chẽ, tuyệt đối.
- Tính minh bạch: Bạn có thể theo dõi dữ liệu trên hệ thống kể từ ngày nhập, xuất, thống kê trang lịch sử chi tiết hoạt động.
- Hợp đồng kĩ thuật số cho phép tự thực hiện mà không cần bên thứ 3 can thiệp.
III/ Blockchain hoạt động như thế nào?
- Nguyên lý mã hóa: Toàn bộ thông tin được nhập liệu trên blockchain đều đã được mã hóa riêng biệt. Qua đó hệ thống hoạt động trơn tru và chỉ sử dụng được khi bạn có ví điện tử. Ví điện tử mã hóa thông qua 1 cặp khóa: private key và public key. Chỉ khi bạn mở được cặp khóa này mới giải mã và nội dung bên trong thông điệp.
- Nguyên tắc sổ cái: Điểm đặc biệt của công nghệ blockchain là chỉ ghi chép lại dữ liệu khi có yêu cầu chứ không theo dõi số dư tài khoản cá nhân. Số dư tài khoản được coi như 1 “nút” trên hệ thống dữ liệu khối, lưu giữ bản sao sổ kế toán. Bạn cần xác nhận tính xác thực thông tin mới xem được số dư tài khoản hiện tại.
- Nguyên tắc tạo khối: hệ thống blockchain sẽ phân loại giao dịch dựa trên thuật toán, thời gian nhập liệu và tính liên kết giữa khối sau và khối liền kề. Giao dịch có thể tạo thành 1 khối bởi các nút tác động và chúng mang hàm ý cho khối dữ liệu kế sau đó. Cứ 10 phút, 1 khối dữ liệu giao dịch mới lại được tạo ra. Nút nào giải quyết được thuật toán do hệ thống định nghĩa sẽ có quyền ghi lên khối tiếp theo và gửi vào mạng lưới tổng.
- Nguyên tắc bảo mật: blockchain được cho là rất an toàn, đặc biệt khi bạn đã ghi chép và sử dụng nhiều khối giao dịch trong thời gian dài. Mỗi khối đều có thuật toán mang tính liên kết với khối trước đó, chúng tạo nên 1 chuỗi các dãy số ngẫu nhiên. Vì thế khả năng bảo mật của blockchain luôn được đảm bảo tuyệt đối.
IV/ Blockchain trong cuộc sống dùng để làm gì
Sau khi đã hiểu rõ hơn công nghệ blockchain là gì, chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên bởi chúng luôn được ứng dụng quanh ta:
- Công nghệ ô tô thông minh automotive.
- Truyền thông, viễn thông.
- Ngân hàng, tài chính.
- Bất động sản thông minh.
- Nông nghiệp 4.0.
- Ngành giao thông vận tải logistic.
Ngoài ra, blockchain còn được ứng dụng nhằm lưu trữ dữ liệu, dự đoán thị trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,.. rất hữu ích.
Ben Computer đã chia sẻ các kiến thức về blockchain là gì, ứng dụng của công nghệ trong cuộc sống quanh ta,… Hãy tiếp tục theo dõi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác.