Dell PowerEdge T40 Tower Server – máy chủ giá rẻ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Với sự bùng nổ và phát triển một cách nhanh chóng của công nghệ thông tin hiện nay thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng hệ thống thông tin thay vì chỉ đơn giản là dùng máy tính thông thường.
Có thể dễ hiểu khi một số doanh nghiệp nhỏ bỏ qua lựa chọn sử dụng máy chủ (server) để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, Dell EMC đã giải quyết được vấn đề khi cho ra mắt dòng máy chủ Dell PowerEdge T40 Tower Server có mức giá cạnh tranh khoảng 17 triệu đồng với ưu điểm năng lượng tiêu thụ điện thấp. Khoản đầu tư nhỏ này đổi lại cho tổ chức, doanh nghiệp có thể dễ dàng điều hành chung hoạt động CNTT của các máy tính trong mạng LAN hoặc internet, tiện lợi khi sử dụng chung một máy in, làm server cho web, webmail, … hỗ trợ tăng năng suất lao động.
Cấu hình mạnh mẽ, thiết kế nhỏ gọn
Dell PowerEdge T40 là một dạng Tower máy chủ chuyên biệt cho các tổ chức hay chi nhánh văn phòng với cơ sở hạ tầng dưới hai server. Thiết kế dạng tháp nhỏ gọn giúp dễ dàng sắp xếp linh hoạt cho không gian làm việc.
Mặc dù Dell PowerEdge T40 nhìn khá giống một thùng máy tính thông thường để tạo cảm giác quen thuộc cho người dùng nhưng hiệu năng bên trong khác biệt vượt trội so với PC thông thường. Máy chủ có cấu hình khủng trong tầm giá cho việc quản lý, vận hành máy thực hiện trơn tru mọi tác vụ công việc nặng. Dell PowerEdge T40 được trang bị chip Intel® Xeon® E-2224G (3.5GHz, 8M cache, 4C/4T, turbo (71W) cải thiện về lượng số nhân và luồng giúp hiệu quả hoạt động của CPU tăng gần 50% so với thế hệ trước. RAM 8GB 2666MT/s DDR4 ECC UDIMM có thể nâng cấp đến 64GB và dung lượng ổ cứng 1TB. RAM DDR4 có ưu điểm mang đến hiệu năng cao hơn mà tiêu thụ điện năng ít hơn, cùng tính năng ECC không thể thiếu sẽ giúp RAM có khả năng kiểm tra và sửa lỗi tránh mất dữ liệu.
Cùng với đó là khả năng cài đặt, triển khai đơn giản, tích hợp sẵn chương trình quản lý giúp triển khai cài đặt, cấu hình máy chủ nhanh chóng, dễ dàng cập nhật hệ thống máy chủ. Giải quyết hơn 72% các vấn đề về CNTT cho các IT Manager bằng cách sử dụng các công nghệ tiên đoán và dự phòng như ProSupport Plus, Support Assists, … Cũng như khả năng giữ an toàn cho dữ liệu với RAID Software/ Hardware. Duy trì mức độ an toàn của dữ liệu với các phần mềm được tích hợp và chế độ Secure Boot. Bảo vệ máy chủ của bạn khỏi các phần mềm độc hại với chế độ Lockdown Server thông qua các chương trình quản lý.
Dell PowerEdge T40 được sử dụng cho các ứng dụng:
- Ứng dụng tương tác và chia sẻ công việc
- Ứng dụng cho hệ thống Email/Messaging
- Ứng dụng cho khối văn phòng, tài chính ngân hàng
- Các ứng dụng về thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến
Kết nối
So với thế hệ T30, Dell PowerEdge T40 hỗ trợ tính năng mới như cổng USB 3.1 Type-C ở mặt trước khung máy, hai cổng USB 2.0 Type-A và USB 3.0 cùng ổ đĩa quang mỏng phía trước.
Ở phía đằng sau máy chủ, ta có thể thấy 4 cổng USB 3.0, 2 cổng USB 2.0 và đầu ra âm thanh. Có 2 cổng DisplayPort để chạy mọi thứ như biển báo kỹ thuật số, hiển thị hình ảnh. Đồng thời, còn có 1 cổng I/O kế thừa như cổng bàn phím, chuột PS/2 và cổng giao diện điều khiển nối tiếp. Bên trong Dell PowerEdge T40 hỗ trợ tối đa 3 ổ cứng 3.5 inch (hai ở dưới cùng, một ở phía trên bên phải). Máy hoạt động với 1 bộ cung cấp nguồn là 300W 80Plus Bronze. Dell PowerEdge T40 có các cổng kết nối như: PCIe Gen3 x16, Legacy PCI, 2x PCIe Gen3 x4 through the PCH.
Kết luận
Dell PowerEdge T40 sẽ trở nên phổ biến như phiên bản tiền nhiệm T30 do có nền tảng vững chắc và Dell EMC làm rất tốt công việc thúc đẩy nền tảng máy chủ này với giá thành phù hợp cho các doanh nghiệp SMB.
Các máy chủ Dell EMC PowerEdge luôn được tích hợp hệ điều hành Windows Server 2019 mới nhất của Microsoft và dành riêng cho máy chủ kết nối các hệ thống tại chỗ (on-premise) và đám mây (cloud). Windows Server 2019 cho phép mở rộng trung tâm dữ liệu sang Azure để tối đa hóa các khoản đầu tư hiện có và có được các khả năng lai mới. Ngoài ra, Windows Server 2019 cũng cho phép các nhà phát triển và chuyên gia công nghệ có thể tạo ra các ứng dụng đám mây, hiện đại hóa các ứng dụng truyền thống của họ bằng cách sử dụng các container và kiến trúc dịch vụ siêu nhỏ (microservices).