Trong những năm gần đây, Freelancer đang dần trở thành một xu hướng mới, hứa hẹn đang và sẽ trở thành nghề nghiệp rất Hot trong tương lai. Vậy Freelancer là gì? Làm thế nào để trở thành Freelancer? Có những nghề Freelancer nào phổ biến tại Việt Nam. Bạn đọc cùng tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Ben Computer.
TÓM TẮT NỘI DUNG
I. Freelancer là gì?
Freelancer là những người làm việc tự do, cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp trong một số lĩnh vực nào đó mà không cần thiết lập mối quan hệ hợp đồng độc quyền với khách hàng hoặc doanh nghiệp. Chẳng hạn một nhà thiết kế tự do (Freelancer) có thể cung cấp các dịch vụ bên ngoài một cách độc lập cho một hoặc nhiều khách hàng.
Mô hình làm việc Freelancer ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ nhờ vào những tiến bộ về mặt công nghệ, những thay đổi trong tư duy liên quan đến mô hình lao động của thế hệ millennials.
II. Các công việc Freelancer phổ biến tại Việt Nam
1. Nhập dữ liệu
Nhập dữ liệu là một trong những nghề Freelancer khá phổ biến hiện nay tại thị trường việc làm ở Việt Nam. Công việc này không đòi hỏi hay yêu cầu nhiều các kỹ năng từ các ứng viên. Chỉ cần khả năng đánh máy nhanh là bạn đã có thể ứng tuyển. Tuy nhiên, bởi đây là một việc làm không đòi hỏi chuyên môn cao nên một số thành phần đã lợi dụng để lừa đảo các ứng viên.
2. Content Writing
Nhắc đến Freelancer, chúng ta không thể bỏ qua Content Writing hay sáng tạo nội dung. Công việc này không giới hạn thu nhập cũng như không đòi hỏi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Nếu nắm chắc ngữ pháp và kỹ năng viết cũng như yêu thích ngôn từ, bạn có thể lựa chọn trở thành Freelancer Content Writing.
3. CTV sale online
Cùng với sự ra đời của một loạt các trang web, nền tảng thương mại điện tử, kéo theo cơ hội việc làm lớn cho những ai yêu thích và đam mê kinh doanh. Rất khó để có thể ước tính thu nhập cho freelancer trong lĩnh vực này.
Tất cả những gì bạn cần làm là tạo một trang web / tài khoản bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và đăng bán các mặt hàng, sản phẩm.
4. Biên dịch
Công việc Freelancer này phù hợp cho những người biết nhiều hơn một ngôn ngữ. Chỉ cần thông thạo bất kỳ ngôn ngữ hoặc ngoại ngữ nào khác như tiếng Anh, … có thể mang về cho bạn thu nhập cao.
5. Làm YouTube
Kiếm tiền trên YouTube không phải là công việc mới mẻ. Thực tế có rất nhiều người kiếm tiền trên nền tảng này và thu nhập khá ổn định. Chỉ cần tạo một tài khoản YouTube, đăng tải video và kiềm tiền từ lượt xem video YouTube và quảng cáo. Số tiền mà bạn kiếm được phụ thuộc vào số lần click chuột của người dùng trên video.
6. Phát triển web
Nếu có kiến thức về thiết kế web và code, bạn có thể cân nhắc bắt đầu công việc phát triển web tại nhà. Thống kê cho thấy nhu cầu tuyển dụng phát triển và thiết kế web ngày càng cao. Tuy nhiên cùng với đó là số lượng các ứng viên đông đảo, cũng là thách thức cho bạn.
III. Ưu và nhược điểm khi trở thành Freelancer
Nếu đang có ý định trở thành Freelancer hay người làm tự do, điều quan trọng là bạn phải cân nhắc những lợi thế và bất lợi của công việc tự do.
1. Ưu điểm
- Lịch làm việc linh hoạt: bạn có thể chọn giờ làm việc và có thể đặt lịch làm việc của riêng mình cũng như lựa chọn không gian làm việc, không cần phải đến văn phòng.
- Nhiều sự lựa chọn: trở thành Freelancer hay người làm việc tự do, bạn có thể chọn các dự án của mình và ít bị giới hạn trong các thị trường hoặc lĩnh vực cụ thể.
- Kiểm soát nhiều hơn: bạn có thể đặt mục tiêu của riêng mình và sẽ có nhiều tiếng nói hơn trong định hướng kinh doanh của bạn.
2. Hạn chế
- Ít ổn định hơn: Bởi vì công việc tự do hay Freelancer phụ thuộc vào việc tiếp cận lượng khách hàng, nhiều người làm nghề tự do có ít sự ổn định về tài chính và ít đảm bảo về công việc trong tương lai hơn so với trở thành nhân viên chính thức.
- Ít phúc lợi hơn: nhiều công ty cung cấp các phúc lợi cho nhân viên của họ, chẳng hạn như bảo hiểm hoặc thưởng lễ, tết. Trở thành Freelancer, bạn sẽ không được hưởng các đặc quyền hay phúc lợi này.
IV. Làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp trở thành Freelancer?
1. Lựa chọn cung cấp dịch vụ
Đầu tiên xác định dịch vụ mà bạn có thể cung cấp. Giả sử bạn thích viết lách, có thể bắt đầu từ đó và tìm kiếm khách hàng của mình.
2. Nghiên cứu thị trường
Bước tiếp theo bắt đầu đào sâu nghiên cứu thị trường trong lĩnh vực của bạn. Bạn cần xác định được đối thủ cạnh tranh trong thị trường của mình. Xác định được thế mạnh của mình phù hợp với lĩnh vực nào, nên phát triển trên những kênh nào,….
Lấy ví dụ về việc viết lách, xác định triển vọng nghề nghiệp đối với các loại hình viết lách tự do khác nhau, tìm hiểu về tỷ lệ thành công.
3. Tìm kiếm khách hàng và mạng lưới trực tuyến
Sử dụng các nền tảng trực tuyến như Linkedin, các trang web tuyển dụng dành cho Freelancer, hay các nền tảng mạng xã hội như Facebook, nơi bạn có thể tìm thấy những khách hàng tiềm năng của mình. Ngoài ra một cách khác để tìm kiếm và mở rộng mạng lưới khách hàng của bạn là kết nối với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.
4. Kiên nhẫn
Có thể sẽ mất một khoảng thời gian để bạn có thể tìm kiếm được khách hàng đầu tiên của mình. Vì vậy lời khuyên cho bạn là nên kiên nhẫn và chờ đợi, những cơ hội bất ngờ sẽ mở ra.
Đến đây chắc bạn đã nắm được khái niệm Freelancer là gì? Nếu đang có ý định trở thành Freelancer, Ben Computer chúc bạn sẽ sớm thành công nhé!