Ổ cứng HDD có vai trò rất quan trọng với hệ thống máy tính. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa hiểu rõ HDD là gì và HDD có những loại nào, nguyên lý hoạt động ra sao. Cùng tìm hiểu ngay về loại ổ đĩa cứng này trong bài viết dưới đây của Ben Computer nhé!
TÓM TẮT NỘI DUNG
I. Ổ cứng HDD là gì?
HDD là gì? HDD là viết tắt của cụm từ Hard Disk Drive, tức là ổ đĩa cứng truyền thống. Cơ chế của nó là một bề mặt đĩa tròn, để lưu trữ dữ liệu. Tấm đĩa tròn này có phủ từ tính, quét dữ liệu từ đĩa qua bộ phận đọc ghi ở tấm đĩa khi quay.
Ổ cứng HDD là gì, nguyên lý hoạt động ra sao?
Ổ đĩa cứng HDD là dạng bộ nhớ non-violate, vì vậy khi không có kết nối nguồn điện thì dữ liệu vẫn sẽ được bảo toàn. Hiện tại, ổ cứng HDD của laptop có 2 loại tốc độ phổ biến là 5400RPM hoặc 7200 RPM. Có một số ít ổ cứng HDD có tốc độ lên tới 15.000 RPM.
II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ổ cứng HDD
1. Cấu tạo
Cấu tạo của ổ cứng HDD
Cấu tạo của ổ cứng HDD bao gồm: cụm đĩa, cụm đầu dọc, cụm mạch điện, vỏ đĩa cứng và đĩa từ.
- Phần đầu dọc để đọc và ghi dữ liệu.
- Phần đĩa gồm trục quay tạo sự chuyển động của đĩa và động cơ quay.
- Phần mạch điện bao gồm: đầu nối, đầu nguồn, mạch điều khiển, mạch xử lý dữ liệu, bộ nhớ đệm và cầu đấu thiết.
- Vỏ đĩa cứng sẽ bao gồm phần đế và nắp đậy linh kiện.
- Đĩa từ sẽ được sắp xếp để tạo thành một cấu trúc, giúp duy trì việc truy xuất dữ liệu.
2. Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của ổ cứng HDD khá đơn giản, nhờ vào cơ chế quay của đĩa từ và đầu dọc. Đĩa từ sẽ có chất liệu là nhôm, thủy tinh hoặc gốm, được phủ từ tính và chuyển động quanh một động cơ quay.
Cùng với đó là sự kết hợp với các bo mạch chủ điều khiển. Từ đó có thể đọc và ghi dữ liệu, giải mã thông tin. Bộ phận này sẽ là yếu tố quyết định đến việc các thao tác của bạn trên máy tính nhanh hay chậm.
3. Các loại ổ cứng HDD
Có ổ cứng HDD Internal và HDD External
Ổ cứng HDD sẽ có HDD Internal và HDD External. Mỗi loại ổ cứng HDD này sẽ có những đặc điểm riêng:
- HDD Internal
Hầu hết các loại ở cứng HDD Internal này đều có dung lượng 4TB, kích thước 3,5 inch. Tốc độ ghi dữ liệu của ổ cứng này là 530MB/s. Mức giá bán của loại ổ cứng này dao động từ 2 đến 7 triệu đồng.
- HDD External
Dung lượng của loại ổ cứng HDD này thường là 2 TB và có kích thước 2,5 inch. Ổ cứng này cung cấp năng lượng qua cổng USB và Thunderbolt.
III. Đặc điểm của ổ cứng HDD
Ổ cứng HDD mang nhiều ưu điểm nhưng vẫn có một vài nhược điểm.
Ưu điểm
– Ổ cứng HDD có dung lượng lớn, thậm chí lên đến hơn 14TB. Mức dung lượng này gấp 10 đến 20 lần so với ổ cứng thông thường.
– Mức giá khá phải chăng nên sẽ phù hợp cho các dòng máy tính phổ thông.
Ổ cứng HDD mang nhiều ưu điểm nên được sử dụng rộng rãi
Nhược điểm
– Gây ồn khi hoạt động, tỏa nhiệt cao.
– Dễ bị sốc làm hỏng ổ cứng và mất dữ liệu.
IV. Các thông số kỹ thuật trên ổ cứng HDD
Cần hiểu rõ các thông số kỹ thuật trên ổ cứng HDD
Trên ổ cứng HDD có rất nhiều thông số kỹ thuật. Bạn cần hiểu rõ để nắm được nguyên lý cũng như cách hoạt động của nó. Dưới đây là giải thích về các thông số kỹ thuật trên ổ cứng HDD là gì.
- Disk Capacity HDD: Đây là chỉ dung lượng ổ cứng.
- Random Access Time HDD: Đây là một thông số rất quan trọng, chỉ thời gian ngẫu nhiên để truy cập, tìm kiếm một dữ liệu ngẫu nhiên.
- Average Seek Time HDD: Chỉ thời gian trung bình để tìm kiếm dữ liệu của ổ cứng.
- Data access time HDD: Thông số này chỉ thời gian truy cập dữ liệu của ổ cứng.
- MTBF HDD (Mean Time Between Failures HDD): Thông số này được hiểu một cách đơn giản là tuổi thọ của ổ cứng.
V. Đơn vị đo tốc độ HDD là gì?
Đơn vị đo tốc độ HDD phổ biến nhất là 5400 RPM và 7200 RPM. Đơn vị RPM là viết tắt của cụm từ Revolutions per minute, biểu thị số vòng quay trong 1 phút. Tốc độ vòng quay càng cao thì thời gian đọc và ghi của ổ cứng càng nhanh.
Hiện tại, tốc độ HDD 7200 RPM trở nên phổ biến. Tốc độ 5400 RPM không còn nhiều, nởi nó không đáp ứng được yêu cầu về tốc độ xử lý nhanh của người dùng.
Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu ổ cứng HDD là gì. Cùng với đó là các thông tin xoay quanh về nguyên lý hoạt động, các thông số kỹ thuật của loại ổ cứng này. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, hãy để lại comment bên dưới bài viết để được Ben Computer giải đáp nhé!
Xem thêm bài viết: