Nên sử dụng loại quạt tản nhiệt nào cho mùa hè nóng nực sắp tới ?
Quạt tản nhiệt bạn đang sử dụng, đầu tư nó như thế nào cho máy của mình? Để máy tính để bàn hoặc laptop hoạt động ổn định lâu hỏng thì vấn đề tản nhiệt cho máy đặc biệt là các linh kiện quan trọng như CPU, Ram, GPU là rất quan trọng. Tuy nhiên để tối ưu việc tản nhiệt cho những máy PC sử dụng với công suất lớn, ví dụ cho các mục đích thiết kế đồ họa (PC Workstation) hoặc PC Gaming thì không hẳn chỉ cần đầu tư quạt tản nhiệt, đế tản nhiệt, tản nhiệt khí thậm chí tản nhiệt nước khủng là ok. Sau đây Ben Computer sẽ chỉ ra những sai lầm các bạn trẻ thường mắc và những lưu ý khi thiết lập tản nhiệt cho 1 bộ máy tính PC.
1. Lắp thật nhiều quạt tản nhiệt
Đây là sai lầm hết sức phổ biến, đặc biệt với những bạn chưa có kinh nghiệm sử dụng các công cụ tản nhiệt. Bởi quạt tản nhiệt chỉ có tác dụng di chuyển không khí xung quanh chứ không tạo được luồng gió. Càng nhiều quạt thì luồng gió di chuyển trong case máy tính càng nhanh. Tuy nhiên nếu vị trí lắp đặt quạt không hợp lý sẽ tạo ra các vùng đứng khi mà tại đó không có luồng gió nào đi qua (hiện tượng gió xoáy hay mắt bão).
Ngoài ra lắp nhiều quạt cũng gia tăng tiếng ồn và tăng lượng bụi trong không khí có thể ảnh hưởng đến người ngồi gần máy. Do đó phải cân bằng số lượng quạt, độ ồn và đặc biệt là quan sát điều chỉnh luồng gió mới là vấn đề quan trọng nhất. Cơ chế hoạt động của quạt tản nhiệt sẽ gồm ít nhất 2 quạt để đảm nhiệm 2 phần việc là thổi khí nóng ra ngoài và hút vào khí mát mới.
2. Case máy tính càng to càng mát
Đây là một trong những sai lầm lớn nhất của “ngành” làm mát PC.
Đúng là case càng to thì càng chứa được lượng không khí lớn hơn, do đó lâu nóng hơn. Tuy nhiên khi đủ thời gian để toàn bộ vùng khí trong case nóng lên thì vấn đề lại là quạt tản nhiệt có đủ sức để làm mát hay không. Nếu case quá to mà công suất quạt lại quá yếu thì không đủ sức giảm nhiệt cho các linh kiện máy tính do nó phải làm mát toàn bộ vùng khí xung quanh.
3. Tản nhiệt nước AIO luôn tốt hơn tản nhiệt khí?
Dù là quạt tản nhiệt khí hay nước thì vấn đề chúng ta cần quan tâm hàng đầu là bộ tản nhiệt đó sẽ dẫn phần nhiệt ra khỏi linh kiện, phân tán nhiệt ra môi trường xung quanh như thế nào. Đối với quạt tản nhiệt khí thì thông qua các lá nhôm kết nối với ống dẫn nhiệt, còn với quạt tản nhiệt nước là các lá nhôm trên tản nước. Chúng đều có những ưu nhược điểm riêng nên không có gì gọi là hoàn hảo.
Quạt tản nhiệt khí được ưa chuộng nhất là vì giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao, cũng như việc không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật trong quá trình lắp đặt. Công nghệ tản nhiệt này thích hợp cho nhiều đối tượng người dùng từ cơ bản tới cao cấp, với nhu cầu sử dụng máy tính cho làm việc và chơi game ở mức trung bình khá. Nhưng nhược điểm quạt có công suất lớn khi hoạt động thì quạt khí sẽ phát ra âm thanh và gây ra tiếng ồn. Và đôi khi việc làm mát nó không thật sự cao vì nếu quạt tản nhiệt có công suất nhỏ thì k đủ làm mát khi ta khiến CPU hoạt động quá nhiều, nhưng công suất lớn thì lại gây ra tiếng ồn. Dễ dàng vệ sinh , bảo dưỡng nhưng lại dẽ bám bụi vào cánh quạt
Về quạt tản nhiệt nước có khả năng làm mát cao hơn bằng việc thổi khí cũng giống như việc nắng nóng ta đi tắm sẽ mát hơn là ngồi quạt. Nên sử dụng trang bị cho các dàn máy có cấu hình khủng và nóng đến mức bộ tản nhiệt khí không thể gánh nổi khi bạn sử dụng máy liên tục trong thời gian dài: chỉnh sửa ảnh dựng hình 3D, render video với hiệu ứng cao, hay chơi các tựa game nặng,… Quạt tản nhiệt nước im lặng khi hoạt động, tần suất vệ sinh thấp, không cần bảo dưỡng quá nhiều. Nhược điểm là giá thành khá cao, đòi hỏi kỹ thuật khi lắp ráp và một khuyết điểm cực kỳ nguy hiểm của tản nước, nếu hệ thống đường nước bị hư hỏng, rỉ nước, các linh kiện trong case sẽ bị tổn thất nặng nề cho phần cứng.
Khả năng hấp thụ nhiệt của nước (hoặc dung dịch làm mát) cao hơn rất nhiều so với kim loại như đồng, nhưng đồng nghĩa việc thoát nhiệt của nước cũng chậm hơn rất nhiều so với đồng. Vậy nên bạn không nên so sánh việc cái nào sẽ tốt hơn. Bản thân tôi thấy cả 2 loại đều tốt, tùy vào mục đích sử dụng, nhu cầu công việc, giải trí cũng như cấu hình máy tính của bạn mà lựa chọn quạt tản nhiệt khí hay nước cho phù hợp. Khi bạn thường xuyên làm những công việc cần ép xung, đồ họa chuyên nghiệp, game thủ chiến các tựa gaem khủng thì việc lựa chọn tản nhiệt nước là hợp lý.
4. Sử dụng quạt thổi hay hút
Đây là một vấn đề từng gây khá nhiều tranh cãi trong cộng đồng, người thì cho rằng đặt quạt ở vị trí thổi (push) sẽ cho nhiệt độ thấp hơn so với quạt ở vị trí hút (pull), một số lại ý kiến rằng phải dùng cả thổi lẫn hút mới đem lại hiệu năng tốt nhất.
Thực sự thì vấn đề này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ dày và thiết kế của lá nhôm được sử dụng trên quạt tản nhiệt cũng như thiết kế và khả năng tạo áp lực gió của từng loại quạt. Chẳng hạn như đối với bất kì một chiếc quạt tản nhiệt nào có áp lực gió tốt như Noctua NF-F12, Phanteks PH-F120MP, Corsair SP120 đều hoàn toàn đủ khả năng để tạo luồng gió di chuyển qua bất kì một chiếc tản nhiệt nào có độ dày trong khoảng 2.5cm, trong khi việc sử dụng đồng thời hút và thổi sẽ phù hợp hơn trên các tản nhiệt có độ dày lớn như 6cm chẳng hạn, hoặc trên các tản nhiệt khí có 2 tháp tản nhiệt.
Còn đối với việc nên sử dụng hút (pull) hoặc thổi (push) tôi thấy sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sở thích của từng người, và việc thay đổi vị trí của quạt cũng không có gì gọi là quá phức tạp trừ khi bạn sử dụng một bộ tản nhiệt nước AIO nên quan điểm của tôi là hay cứ mạnh dạn thay đổi cho tới khi bạn hài lòng về vị trí của quạt với cấu hình hiện tại của mình để máy luôn được mát mẻ, làm việc hiệu quả.
5. Lắp tản nước AIO CPU ở mặt trước case có thể ảnh hưởng tới nhiệt độ của card đồ họa hoặc không
Tôi sẽ không khẳng định việc đặt tản nước ở mặt trước có hay không ảnh hưởng tới nhiệt độ của card đồ họa, vì điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thiết kế của case, thiết kế tản, quạt, cấu hình bên trong case, cả CPU và card đồ họa có ép xung hay không.
Nếu như trong trường hợp vì lý do nào đấy mà luồng khí thoát ra từ tản nước có nhiệt độ cao (nguyên nhân do CPU được ép xung, công suất tiêu thụ lớn hoặc đơn giản là bộ tản nhiệt nước AIO không đủ khả năng để gánh), kết hợp với case có thiết kế hạn chế luồng gió thì khả năng rất cao lúc đó nhiệt độ của card đồ họa sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Hy vọng kiến thức trên sẽ hữu ích đối với bạn.