Intel Gen 12 được biết đến với bộ xử lý tiết kiệm năng lượng gồm 10 nhân nhưng chỉ được sản xuất trên tiến trình 10nm không thực sự tối ưu cho laptop mỏng nhẹ. Trong khi đó bộ xử lý AMD Ryzen thế hệ mới được chú ý với toàn bộ nhân hiệu năng mạnh mẽ, cân mọi dòng laptop từ gaming cho đến máy văn phòng. Vậy tại sao nên sử dụng bộ xử lý AMD Ryzen 5000 và 6000 Series thay vì Intel Gen 12? Cùng Ben Computer đi tìm câu trả lời nhé !
TÓM TẮT NỘI DUNG
- 1. AMD Ryzen sở hữu hiệu năng mạnh mẽ, nhiều nhân hiệu năng cao cho laptop mỏng nhẹ
- 2. Đồ họa tích hợp mạnh mẽ nhất thế giới
- 3. Sử dụng hiệu quả năng lượng hơn khi chơi game
- 4. Chiến game mượt hơn
- 5. Đồ họa trong game đẹp hơn
- 6. Hiệu suất tốt hơn trên mỗi watt
- 7. Công nghệ sản xuất tiên tiến
- 8. Thời lượng pin vượt trội
- 9. Sự cân bằng hoàn hảo
1. AMD Ryzen sở hữu hiệu năng mạnh mẽ, nhiều nhân hiệu năng cao cho laptop mỏng nhẹ
Dù những bộ xử lý tiết kiệm năng lượng (dòng U) của Intel Gen 12 sở hữu tới 10 nhân, tuy nhiên trên thực tế lại chỉ có 2 nhân P-core hiệu năng cao còn lại là 8 nhân E-core xung nhịp rất thấp cho tổng cộng chỉ 12 luồng. Chúng cũng chỉ được sản xuất trên tiến trình 10nm không thực sự tối ưu cho laptop mỏng nhẹ. Trong khi đó bộ xử lý AMD Ryzen 5000 & 6000 series đều được sản xuất trên tiến trình 7nm/6nm tiết kiệm năng lượng. Bộ xử lý Ryzen 5 sở hữu 6 nhân 12 luồng và tất nhiên đều là nhân hiệu năng cao. Ryzen 7 sở hữu 8 nhân 16 luồng cho hiệu suất tổng thể cực kỳ mạnh mẽ cho laptop mỏng nhẹ.
Bên cạnh đó CPU AMD Ryzen 5000 & 6000 series cũng mát hơn, tiết kiệm pin hơn và có thể duy trì hiệu suất tốt hơn ngay cả khi không cấp nguồn.
2. Đồ họa tích hợp mạnh mẽ nhất thế giới
Trong khi Intel Gen 12 vẫn chỉ được trang bị GPU Iris Xe giống hệt như thế hệ cũ thì AMD đã mang đồ họa tích hợp hoàn toàn mới lên bộ xử lý Ryzen 6000 series. Với Đồ họa AMD Radeon 600M series, hiệu suất chơi game và làm việc đều hoàn toàn vượt trội. Ngay cả với AMD Ryzen 5000 series sử dụng đồ họa tích hợp AMD Radeon cũ hơn vẫn đủ sức đánh bại đồ họa tích hợp trên Intel Gen 12.
3. Sử dụng hiệu quả năng lượng hơn khi chơi game
Trên dòng H-series, bộ xử lý Ryzen 6000 của AMD sử dụng ít năng lượng hơn Intel Gen 12 8% giúp cho máy mát hơn, kéo dài thời lượng pin đồng thời giúp các hãng sản xuất laptop có thể tạo ra những chiếc máy tính chơi game mỏng nhẹ hơn mà vẫn đảm bảo khả năng tản nhiệt.
4. Chiến game mượt hơn
Với cùng một GPU, bộ xử lý AMD Ryzen 7 6800H cho fps cao hơn trung bình 7% so với Intel Core i7-12700H trong nhiều tựa game phổ biến. Có nhiều lý do giúp cho laptop sử dụng CPU AMD có fps cao hơn trong game;
Đầu tiên phải kể đến là thiết kế cụm nhân mới giúp giảm độ trễ. Cụ thể, trước đây một CPU 8 nhân sẽ gồm 2 cụm CCX, mỗi cụm 4 nhân. Hai cụm nhân này sẽ có một cầu nối để “giao tiếp” với nhau. Nhưng chuyển sang kiến trúc Zen 3 trên AMD Ryzen 5000 series và 6000 series thì AMD đã thiết kế lại với cả 8 nhân nằm trên một CCX duy nhất, nhờ đó độ trễ sẽ được giảm đến mức tối đa.
Việc hợp nhất 8 nhân lại vào một CCX cũng giúp cho các nhân có thể truy cập vào nhiều Cache L3 hơn. Ví dụ, vẫn là 16MB Cache L3 nhưng nếu chia làm hai cụm nhân thì mỗi cụm nhân sẽ dùng chung 8MB Cache. Trong khi đó, với một cụm nhân hợp nhất thì cả 8 nhân đều có quyền truy cập vào 16MB Cache và điều này cũng giảm độ trễ, tăng hiệu quả khi chơi game.
Kiến trúc Zen 3+ mới cũng được thiết kế lại cho hiệu quả trên xung nhịp cao hơn cho hiệu năng trong mọi tác vụ nhanh hơn đáng kể.
Một yếu tố ít được nhắc tới khác là đồ họa tích hợp trên CPU AMD cực kỳ mạnh mẽ, đặc biệt là đồ họa Radeon 680M trên Ryzen 7 6800H trở lên. Radeon 680M sở hữu tới 12 cụm nhân (768 nhân), xung nhịp 2200 – 2400MHz cho hiệu năng cực kỳ ấn tượng, cao hơn cả NVIDIA MX450. Nếu máy tính của bạn không có MUX Switch hoặc bạn không bật tính năng này khi chơi game thì tất cả hình ảnh đã được tính toán bằng card rời đều được chuyển sang GPU tích hợp để xuất lên màn hình. GPU tích hợp mạnh mẽ góp phần tăng fps cho rất nhiều tựa game bắn súng ví dụ như CS:GO.
5. Đồ họa trong game đẹp hơn
Một chiếc laptop có cùng hệ thống tản nhiệt, cùng GPU, cùng công suất nguồn rõ ràng chiếc laptop dùng CPU AMD có lợi thế hơn về đồ họa. Nghe có vẻ như vô lý nhưng lại cực kỳ thuyết phục, nguyên nhân là vì CPU AMD tối ưu năng lượng tốt hơn, tỏa nhiệt ít hơn từ đó điện năng và hệ thống tản nhiệt có thể dồn cho card đồ họa. Trong khi đó với laptop chạy CPU Intel thì một lượng lớn điện năng được dùng cho CPU, hệ thống tản nhiệt cũng phải làm việc vất vả hơn do CPU tỏa quá nhiều nhiệt.
6. Hiệu suất tốt hơn trên mỗi watt
Công bằng mà nói thì hiệu năng của AMD Ryzen 7 6800H không thực sự quá vượt trội, suy cho cùng thì đây chỉ là một phiên bản được tối ưu của AMD Ryzen 7 5800. Bộ xử lý AMD sử dụng năng lượng đặc biệt hiệu quả ở dài hiệu suất thấp, từ là các tác vụ văn phòng, làm việc cơ bản. Chính nhờ ưu điểm đó mà những chiếc laptop gaming dùng chip AMD cho thời gian sử dụng pin trong những tác vụ văn phòng có thể kéo dài đến 6 – 8 giờ. Đồng thời, việc sử dụng năng lượng hiệu quả cũng làm cho máy mát mẻ, yên tĩnh, đặc biệt phù hợp để đi học, đi làm.
7. Công nghệ sản xuất tiên tiến
Như đã nhắc đến ở trên, bộ xử lý Intel Gen 12 vẫn sử dụng công nghệ 10nm đã khá lỗi thời, trong khi đó Bộ vi xử lý AMD Ryzen 6000 Series được sản xuất trên tiến trình 6nm hiệu quả cao.
8. Thời lượng pin vượt trội
Thử nghiệm với HP EliteBook 865 GP trang bị AMD Ryzen 7 6800U, thời lượng pin khi phát video đạt tới 29 giờ.
Trong làm việc thực tế, những chiếc laptop văn phòng sử dụng bộ xử lý AMD đều cho thời lượng pin tuyệt vời.
9. Sự cân bằng hoàn hảo
Bộ vi xử lý AMD Ryzen mang đến sự cân bằng lý tưởng về tốc độ, sức mạnh và hiệu quả năng lượng để cung cấp những gì một người “thích xê dịch” cần: thời lượng pin dài, hiệu suất mạnh mẽ để làm việc, sáng tạo và chơi game mọi lúc mọi nơi.
Nhìn chung, ở thời điểm hiện tại, những chiếc laptop sử dụng bộ xử lý AMD Ryzen 5000 & 6000 Series vẫn là lựa chọn lý tưởng cho cả nhu cầu học tập, văn phòng, gaming lẫn các công việc sáng tạo với nhiều ưu điểm về hiệu suất, sử dụng năng lượng hiệu quả và đặc biệt là mức giá cũng cực kỳ cạnh tranh. Còn bạn, bạn có nghĩ vậy không?