Mainboard có chức năng chính là để gắn các linh kiện khác và kết nối chúng lại với nhau thông qua các đường mạch in. Mỗi loại mainboard thường hỗ trợ một số chuẩn RAM, CPU nhất định.
Nếu như CPU được coi là bộ não thì Mainboard được ví như hệ thần kinh của hệ thống máy vi tính. Bởi lẽ, tất cả các linh kiện của hệ thống đều được kết nối qua mainboard mới có thể vận hành được. Lựa chọn Mainboard để sử dụng cũng là một việc hết sức quan trọng. Nó sẽ quyết định toàn bộ đến việc nâng cấp các linh kiện các khác nếu bạn muốn sử dụng lâu dài mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Nhưng trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu, chủng loại mainboard với nhiều phân khúc, mức giá khác nhau khiến không ít người dùng tỏ ra hoang mang khi lựa chọn.
Mainboard laptop thường có nhiều lớp mạch in, vì vậy việc dò mạch trên vỉ máy laptop là điều khó khăn và phức tạp. Bo mạch chủ được ví như bộ xương của con người, nó là nơi gắn kết tất cả các linh kiện và các thiết bị ngoại vi lại với nhau thành một khối thống nhất. Tất cả các linh kiện từ RAM, CPU, ổ cứng, card âm thanh, card đồ họa, Pin Cmos…. đều được gắn lên Mainboard để máy tính có thể hoạt động được.
Lựa chọn mainboard như thế nào ?
Lựa chọn socket phù hợp với CPU
Việc đầu tiên bạn cần phải xác đinh xem mình dùng CPU nào, AMD hay Intel, socket bao nhiêu để lựa chọn Mainboard có socket phù hợp. Ở thời điểm hiện tại thì các CPU phổ biến của Intel đang sử dụng socket LGA 1151-v2 và LGA 2066.
Việc lựa chọn chính xác loại socket hỗ trợ cho CPU mà bạn muốn mua là rất quan trọng, chọn sai socket với CPU sẽ khiến cho mainboard không nhận diện được CPU, thậm chí là gây ra các hư hại đáng tiếc về phần cứng. Để biết được socket của mainboard có tương thích với CPU hay không, bạn nên tham khảo kĩ thông tin từ các nhà sản xuất CPU là Intel, AMD và các nhà sản xuất mainboard như ASUS, ASRock, GIGABYTE, EVGA, MSI, hoặc tham khảo các kĩ thuật viên để có được thông tin chính xác nhất nhé.
Chi phí phù hợp
Tiếp đến sẽ là đương nhiên sẽ là việc bạn muốn chi bao nhiêu tiền vào mua mainboard, tuy nhiên việc này là 1 điều không hề đơn giản. Nếu giá mainboard quá cao, chiếm quá nhiều tổng chi phí bỏ ra sẽ làm bạn phải cắt giảm chi phí của các linh kiện khác, quá rẻ thì khả năng nâng cấp sẽ bị giới hạn đi đáng kể.
Đầu tiên bạn sẽ phải dựa vào nhu cầu sử dụng của mình, bạn có nhu cầu chơi các tựa game cấu hình cao ko, có ép xung ko, có sử dụng để chạy máy ảo, render, biên tập video không hay bạn đơn giản chỉ có nhu cầu giải trí nhẹ nhàng.
Các khe cắm mở rộng hỗ trợ
Bo mạch chủ có thể kết nối nhiều loại linh kiện ngoài CPU, bao gồm card đồ họa, card âm thanh, card mạng, thiết bị lưu trữ và kết nối, và một loạt các thiết bị khác. Đã có nhiều loại cổng mở rộng trong những năm qua, nhưng may mắn là mọi thứ đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Ngày nay, chủ yếu bạn sẽ xử lý các cổng Interconnect Express Interconnect Express (PCIe), với một số bo mạch chủ cũng bao gồm các khe cắm PCI cho các thiết bị cũ.
Có 2 loại khe cắm mở rộng được sử dụng phổ biến hiện nay: khe PCIe x1 (thường được sử dụng cho USB và ổ cứng SATA) và khe PCIe x16 dài hơn (được sử dụng cho card đồ họa, thẻ RAID và ổ cứng PCIe tốc độ cao như SSD Optane 905 của Intel ). Nếu bạn đang muốn lắp đặt một bộ PC có đầy đủ card đồ họa, thêm một vài ổ cứng SATA/ M.2, card âm thanh và video, thì nên sử dụng mainboard ATX hoặc Micro-ATX có tích hợp khe x16 và một hoặc hai khe x1.
Kích thước phù hợp với thùng máy
Dù bạn có sử dụng platform của AMD, Intel hay bất kì hãng nào đi nữa thì cũng sẽ chỉ có 4 loại kích thước mainboard phổ biến trên thị trường hiện nay là mini-ITX, micro-ATX, ATX và E-ATX. Việc chọn kích thước để mua mainboard náo sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hỗ trợ của case máy tính và số lượng thiết bị mà bạn cần sử dụng.
Đối với đa số người sử dụng sẽ lựa chọn 2 loại kích thước micro-ATX và ATX do khả năng hỗ trợ gắn thêm linh kiện rất tốt đồng thời vẫn giữ được kích thước phù hợp và tương thích với hầu hết các case máy tính hiện nay.
Trong khi đó, mini-ITX và E-ATX chỉ phù hợp với một số người dùng nhất định. Mini-ITX thường sẽ chỉ phù hợp với các bộ máy nhỏ gọn, đánh đổi lại khả năng mở rộng rất hạn chế, trong khi E-ATX lại hướng tới những người sử dụng cao cấp và đa phần người sử dụng bình thường gần như không thể sử dụng hết khả năng mở rộng của những chiếc mainboard này.
Khả năng ép xung
Nếu bạn có ý định ép xung (overlock) cho chip Intel, bạn sẽ cần phải lựa chọn mainboard sử dụng chipset Z370 và CPU có ký tự cuối của tên model là “K” (như Core i7-8700K ), hoặc nâng cấp nền tảng X299 cao cấp và chip Skylake X. Còn đối với AMD, mọi thứ trở nên đơn giản hơn rất nhiều, tất cả các dòng chip Ryzen hiện tại đều hỗ trợ ép xung, kể cả những chipset thấp nhất (A320 và A300) cũng hỗ trợ tính năng này.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả người dùng đều nên ép xung cho CPU của mình. Để có thể làm cho CPU đạt được tốc độ xung nhịp cao hơn so với tiêu chuẩn, bạn cần phải trang bị thêm hệ thống làm mát và mainboard cao cấp. Chi phí mua thêm những linh kiện này cũng không rẻ, bạn phải bỏ thêm từ 50 – 100$ cho một CPU có khả năng ép xung.
Thiết kế, thẩm mỹ
Nếu bạn sử dụng một thùng máy kín, hay chẳng quan tâm đến việc quan sát các linh kiện bên trong thì có thể bỏ qua phần này. Tuy nhiên, nếu bạn là người yêu thích màu mè, lập lòe mờ ảo qua lớp mặt kính, mica thì có thể lựa chọn một chiếc Mainboard có đèn led. Các bo mạch chủ dành riêng cho dân chơi case này thường có các đầu quạt, đầu USB được thiết kế xung quanh các cạnh. Điều này sẽ giúp các bạn xây dựng được một bộ máy với phiều phụ kiện rực rỡ hơn.